Danh sách top 10 ứng dụng được tải về nhiều nhất và có lượng người dùng thường xuyên nhiều nhất trong năm 2020
Công ty phân tích và nghiên cứu thị trường ứng dụng di động App Annie (Mỹ) vừa công bố danh sách 10 ứng dụng và game được tải về nhiều nhất (tính tổng số lượt tải trên cả nền tảng iOS của Apple và Android của Google) trong năm 2020. TikTok đã vượt qua Facebook để đứng đầu danh sách này, đẩy mạng xã hội lớn nhất hành tinh xuống vị trí thứ 2.
Nguyên do chính giúp TikTok có sự tăng trưởng mạnh trong năm 2020 là vì sự ảnh hưởng của dịch bệnh đã buộc nhiều quốc gia phải áp dụng các biện pháp phong tỏa, giãn cách xã hội, đóng cửa trường học… nhiều người đã lựa chọn TikTok như một hình thức giải trí khi phải ở nhà, góp phần giúp cho ứng dụng này có lượng download tăng đột biến.
TikTokcũng là ứng dụng có lượng người dùng hàng tháng tăng mạnh trong năm 2020, xếp ở vị trí thứ 8 (tăng 5 bậc so với năm 2019). Trong khi đó, Facebook, WhatsApp, Messenger và Instagram (đều là các sản phẩm của Facebook) xếp ở 4 vị trí đầu tiên trong số các ứng dụng có lượng người dùng hàng tháng nhiều nhất thế giới.
Ngoài TikTok, một ứng dụng khác cũng đã phát triển mạnh nhờ sự ảnh hưởng của dịch bệnh, đó là Zoom. Nhờ vào nhu cầu học và làm việc trực tuyến tăng mạnh trong năm 2020, Zoom đã có bước nhảy vọt để trở thành ứng dụng di động được tải nhiều thứ 4 trong năm qua, tăng đến 219 bậc so với thứ hạng năm 2019.
Tuy nhiên, 2021 hứa hẹn là một năm khó khăn của TikTok, khi tương lai của ứng dụng này tại thị trường Mỹ vẫn chưa được xác định và có thể bị cấm sử dụng bất cứ lúc nào hoặc bị chính phủ Mỹ đưa vào "danh sách đen", tương tự như trường hợp của Huawei. Nếu điều này xảy ra, TikTok sẽ gặp không ít khó khăn trong tham vọng lật đổ Facebook trên thị trường mạng xã hội.
Ngoài danh sách các ứng dụng được tải và sử dụng nhiều nhất, App Annie cũng đưa ra một vài số liệu thống kê đáng chú ý về thị trường ứng dụng di động trong năm 2020:
- Tổng số tiền mà người dùng đã chi ra để mua các ứng dụng trên iOS và Android tính từ tháng 1 đến tháng 11/2020 là 112 tỷ USD, tăng 25% so với cùng kỳ năm ngoái.
- Mặc dù nền tảng Android có nhiều người dùng hơn, nền tảng iOS lại có số người dùng "chịu chi" hơn, khi chiếm đến 65% trong tổng số 112 tỷ USD mà người dùng đã chi ra để mua các ứng dụng (kể cả số tiền mua sắm trong ứng dụng).
- Các game thủ là những người chịu chi tiền nhất để mua bản quyền game cũng như các vật dụng trong game. Trong số 112 tỷ USD doanh thu từ ứng dụng, 71% doanh thu đến từ game trên cả 2 nền tảng Android lẫn iOS.
- Tổng cộng đã có 130 tỷ lượt tải ứng dụng trong năm 2020, tăng 10% so với năm 2019.
- Do ảnh hưởng của dịch bệnh, không quá ngạc nhiên khi tổng thời gian dùng các ứng dụng trong năm 2020 đã tăng mạnh so với năm ngoái. Thời gian dùng các ứng dụng phục vụ cho công việc đã tăng 200%, thời gian dùng các ứng dụng stream tăng 40%, thời gian chơi game tăng 35%, thời gian dùng các ứng dụng tài chính và mua sắm tăng 25% và thời gian dùng các ứng dụng liên lạc tăng 20% so với năm 2019.
Theo Dantri/FC/App Annie
TikTok đã trở nên cự kỳ phổ biến ở Mỹ trong thời gian gần đây nhưng bị chính quyền Tổng thống Trump dán nhãn là mối đe dọa an ninh quốc gia. Điều này có thể khiến các công ty Trung Quốc chùn bước trước thị trường Mỹ.
" alt=""/>Vượt Facebook, TikTok trở thành ứng dụng được tải nhiều nhất năm 2020Theo thống kê từ Bộ TT&TT, đến cuối tháng 10/2021, có hơn 7.200 cuộc tấn công mạng, trung bình hơn 23 sự cố trên hệ thống thông tin Việt Nam mỗi ngày, tăng 42,13% so với cùng kỳ năm 2020. Các cuộc tấn công mạng có xu hướng ngày càng phức tạp, trong khi đó các giải pháp bảo mật truyền thống không đáp ứng được sự thay đổi này. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải chuẩn bị kĩ càng hơn để đảm bảo quá trình chuyển đổi số an toàn.
Doanh nghiệp Việt gặp khó khăn về bảo mật thông tin
Tại Việt Nam, khái niệm đảm bảo an toàn thông tin không còn quá xa lạ, nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn gặp rào cản, nổi bật là khó khăn về nhân lực. Theo báo cáo thị trường nhân lực ngành Công nghệ thông tin Việt Nam (CNTT) của TopDev, trong năm 2021, Việt Nam cần 450,000 nhân lực CNTT, tuy nhiên tổng số nhân sự chuyên ngành ở Việt Nam thời điểm bấy giờ chỉ có 430,000 đồng nghĩa với việc có khả năng thiếu 20,000 vị trí trong năm 2022.
Điều này dẫn đến tình trạng quá tải, gây khó khăn cho bộ phận chuyên trách của từng doanh nghiệp. Tại một số nơi, doanh nghiệp chỉ có khả năng đảm bảo 1-2 nhân sự CNTT phụ trách hàng trăm máy tính cùng nhiều hệ thống máy móc khác cho toàn đơn vị.
Các doanh nghiệp còn phải đối diện với bài toán làm thế nào để tiếp cận được với những chuyên gia năng lực cao nhằm đưa ra giải pháp bảo mật với chi phí phù hợp, để doanh nghiệp ở mọi giai đoạn phát triển đều có thể sử dụng.
![]() |
Khó khăn về hạ tầng công nghệ và nhân lực là lý do khiến doanh nghiệp gặp nhiều rào cản về bảo mật thông tin. |
Chi phí đầu tư cho an ninh mạng cũng là một trong những khó khăn, đặc biệt với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Việc phải đầu tư lớn về tài chính và nhân lực, trong khi chưa hoàn toàn chắc chắn về hiệu quả, cũng như đối mặt với nguy cơ thất bại, đã tạo rào cản lớn cho doanh nghiệp Việt Nam.
Đặc biệt, để đảm bảo chuyển đổi số hiệu quả, hạ tầng kỹ thuật công nghệ đòi hỏi những tiêu chuẩn nhất định. Trong khi đó, Việt Nam vẫn chưa làm chủ được các công nghệ lõi. Hầu hết các đơn vị vẫn cơ bản sử dụng công nghệ sẵn có trên thế giới, thậm chí là các ứng dụng crack hoặc miễn phí, hoặc những giải pháp rời rạc, thiếu liên kết dẫn đến lỗ hổng về an toàn thông tin.
Giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp bảo mật thông tin trên môi trường số
Trước thực trạng trên, FPT Smart Cloud tiên phong triển khai miễn phí chương trình “Đánh giá an ninh mạng toàn diện cho doanh nghiệp”. Hoạt động này nhằm hỗ trợ doanh nghiệp có quy mô hơn 200 nhân sự hiểu rõ thực trạng bảo mật thông tin, đồng thời tư vấn các giải pháp giúp tối ưu hạ tầng sẵn có tại đơn vị.
![]() |
FPT Smart Cloud miễn phí giải pháp bảo mật thông tin doanh nghiệp trên môi trường số |
Thông qua công cụ đánh giá an ninh mạng hiện đại và quy trình kiểm tra chuẩn quốc tế Microsoft Zero Trust và CIS Control version 8.0, các chuyên gia của FPT sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ “sức khỏe” bảo mật tổng quát và rủi ro an ninh mạng đang phải đối mặt, đồng thời đề xuất những giải pháp tăng cường bảo mật phù hợp trong ngắn hạn và dài hạn.
Không chỉ giải quyết vấn đề chi phí, chương trình cũng giúp doanh nghiệp nhanh chóng giải bài toán nhân sự và công nghệ, từ đó củng cố hệ thống bảo mật chung để an tâm đóng góp các giá trị cho khách hàng và thị trường.
Chương trình sẽ diễn ra đến hết ngày 30/5/2022, các đơn vị đừng quên đăng ký ngay để có cơ hội cải thiện sức khỏe số và tăng cường vị thế doanh nghiệp trên hành trình chuyển đối số toàn cầu.
Link đăng ký tham gia chương trình: https://fptsmartcloud.vn/eshOF
FPT Smart Cloud (FCI) – thành viên tập đoàn FPT - là đơn vị cung cấp giải pháp ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI) & Điện toán đám mây (Cloud Computing) hàng đầu tại Việt Nam.Trong số này có 3 người làm tại Công ty Vinatex quốc tế ở đường số 3; Công ty Les Gants địa chỉ lô 9X đường 11B; Công ty TNHH Công nghiệp Daeryang Vina.
Ngành y tế đang lấy mẫu xét nghiệm công nhân các công ty có ca dương tính nCoV
Hiện ngành y tế đã tạm thời phong tỏa 4 công ty có ca dương tính nCoV, lấy mẫu xét nghiệm và khẩn trương truy vết những người liên quan. Trong đó, Công ty Vinatex quốc tế lấy khoảng 1.000 mẫu xét nghiệm.
Theo lãnh đạo quận Liên Chiểu, 4 trường hợp dương tính trên ở cùng phòng trọ với nam công nhân mắc Covid-19 làm việc tại Công ty Điện tử Việt Hoa.
Sau khi nam bệnh nhân Công ty Điện tử Việt Hoa có kết quả dương tính, lực lượng chức năng đã phong tỏa khu trọ ở đường Âu Cơ - nơi người này sinh sống, đồng thời lấy mẫu xét nghiệm, đưa các trường hợp liên quan đi cách ly.
Chuỗi lây nhiễm liên quan đến Công ty Điện tử Việt Hoa đến thời điểm này có tổng 40 ca dương tính nCoV.
>>> Cập nhật tình hình Covid-19 mới nhất
Hồ Giáp
Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 Đà Nẵng cho biết, TP vừa ghi nhận thêm 30 ca dương tính nCoV.
" alt=""/>Thêm 4 công ty trong khu công nghiệp ở Đà Nẵng có ca dương tính Covid